10.000 cây mất trong 10 năm .
Già làng Giàng A Lử (81 tuổi) ở thôn Giàng A, xã Suối Giàng bảo: “Những cây chè cổ ở đây không biết có từ khi nào, tôi chỉ biết rằng nhờ có cây chè, đồng bào Mông chúng tôi được no bụng, không còn chịu để cái đói nghèo đeo bám nữa”.
Ông Lử cho biết thêm, chè cổ Suối Giàng (còn được gọi là chè Shan Tuyết) ở đây có hương vị ngon nổi tiếng mà không một nơi nào có được. Lớn lên, ông nghe các già làng trong bản bảo là cây chè đã mọc ở Suối Giàng này từ lâu lắm, nhiều cây đã hơn 300 năm tuổi.
“Đến mùa hái búp, cả làng lại nô nức ra vườn chè, ai cũng vui, phấn khởi vì chè lúc nào cũng dễ bán, mua được nhiều gạo” - ông Lử khoe vậy. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, theo ông Lử không biết từ đâu mà “giặc” mối mò đến ăn hết gốc cây chè, làm cho chè chết dần chết mòn. Từng cây chè cao sừng sững bị chúng đốn đổ, dân bản xót xa lắm nhưng không biết làm gì để ngăn chặn.
Những cô thôn nữ hái trà shan tuyết cổ thụ suối giàng
Trao đổi với chúng tôi, ông Giàng A Nủ - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng lắc đầu cho biết: “Suối Giàng có 500 hộ dân, thì hơn 300 hộ sống nhờ vào cây chè cổ, nhưng giờ chè đang bị mối ăn, bị chết nhiều quá, đã dùng đủ mọi cách để cứu chè nhưng vẫn không được”. Theo ông Nủ, tính từ năm 2000, chè cổ trên 300 năm tuổi còn khoảng 40.000 cây, nhưng đến cuối năm 2013, xã soát lại chỉ còn gần 30.000 cây.
“Chè cổ hàng trăm năm tuổi chết đi, có thể trồng bù cây con vào được, nhưng chất lượng của chè sẽ không còn ngon như trước nữa, bởi búp chè cổ lâu năm có hương vị thơm đặc biệt mà không đâu có, được bạn hàng trong và ngoài nước yêu thích” - ông Nủ chia sẻ.
Khó bảo tồn
Vẫn theo Chủ tịch Nủ, hiện Suối Giàng còn khoảng 300ha chè cổ, tập trung ở 5/8 thôn của xã Suối Giàng, trong đó Pàng Cáng là thôn có nhiều cây chè cổ nhất. Thôn này có 110 hộ dân thì tất cả đều có chè cho thu hoạch.
Tỉnh Yên Bái đang triển khai 2 đề tài về phát triển bảo tồn chè Suối Giàng, đồng thời có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích chè hơn 100ha, hiện đã trồng mới được 20ha, 80ha còn lại sẽ trồng xong vào cuối năm 2014.
Anh Giàng A Lang ở thôn Giàng B lo lắng: “Nhà có hơn 80 gốc chè, đến mùa chè (từ tháng 6 đến 12) mỗi ngày thu hái ít cũng được 20kg, tính ra một năm thu về gần 100 triệu đồng. Nhưng hiện có gần 10 cây chè cổ thụ đang bị mối ăn sắp chết rồi, cứ tình hình này sau nhiều năm nữa tôi không còn chè thì chết đói mất”.
Những búp trà shan tuyết suối giàng to và mập.
Trao đổi về việc bảo tồn cây chè Suối Giàng, ông Vũ Xuân Hợi – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Yên Bái cho biết: Nhằm bảo tồn và phát triển chè Suối Giàng, Sở đã tham mưu cho tỉnh xây dựng thương hiệu và hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa rồi. Hiện Sở đang đề nghị tỉnh xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Suối Giàng. Để diệt mối bảo tồn chè cổ trên 300 năm tuổi, Sở đã có văn bản chỉ đạo địa phương hướng dẫn đồng bào diệt mối.
Bạn cần 1 bộ pha trà để thưởng thức dòng trà đặc biệt này.
Trong đó, về canh tác bà con phải thường xuyên vệ sinh cho cây chè bằng cách cắt tỉa cành khô, cành chết, quét vôi vào gốc và bón phân hữu cơ, vi sinh để cây chè được trẻ lâu. Đối với các cây chè cổ đã bị mối ăn, bà con cần mua thuốc về phun hoặc diệt bằng cách thủ công là dùng cuốc đào mối lên tìm diệt. “Hiện, Sở chỉ có thể hướng dẫn bà con diệt bằng những cách đó chứ không có cách nào diệt mối tận gốc cả, nên rất khó để bảo tồn cây chè cổ” - ông Hợi khẳng định vậy.
10.000 cây mất trong 10 năm .
Già làng Giàng A Lử (81 tuổi) ở thôn Giàng A, xã Suối Giàng bảo: “Những cây chè cổ ở đây không biết có từ khi nào, tôi chỉ biết rằng nhờ có cây chè, đồng bào Mông chúng tôi được no bụng, không còn chịu để cái đói nghèo đeo bám nữa”.
Ông Lử cho biết thêm, chè cổ Suối Giàng (còn được gọi là chè Shan Tuyết) ở đây có hương vị ngon nổi tiếng mà không một nơi nào có được. Lớn lên, ông nghe các già làng trong bản bảo là cây chè đã mọc ở Suối Giàng này từ lâu lắm, nhiều cây đã hơn 300 năm tuổi.
“Đến mùa hái búp, cả làng lại nô nức ra vườn chè, ai cũng vui, phấn khởi vì chè lúc nào cũng dễ bán, mua được nhiều gạo” - ông Lử khoe vậy. Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, theo ông Lử không biết từ đâu mà “giặc” mối mò đến ăn hết gốc cây chè, làm cho chè chết dần chết mòn. Từng cây chè cao sừng sững bị chúng đốn đổ, dân bản xót xa lắm nhưng không biết làm gì để ngăn chặn.
Những cô thôn nữ hái trà shan tuyết cổ thụ suối giàng
Trao đổi với chúng tôi, ông Giàng A Nủ - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng lắc đầu cho biết: “Suối Giàng có 500 hộ dân, thì hơn 300 hộ sống nhờ vào cây chè cổ, nhưng giờ chè đang bị mối ăn, bị chết nhiều quá, đã dùng đủ mọi cách để cứu chè nhưng vẫn không được”. Theo ông Nủ, tính từ năm 2000, chè cổ trên 300 năm tuổi còn khoảng 40.000 cây, nhưng đến cuối năm 2013, xã soát lại chỉ còn gần 30.000 cây.
“Chè cổ hàng trăm năm tuổi chết đi, có thể trồng bù cây con vào được, nhưng chất lượng của chè sẽ không còn ngon như trước nữa, bởi búp chè cổ lâu năm có hương vị thơm đặc biệt mà không đâu có, được bạn hàng trong và ngoài nước yêu thích” - ông Nủ chia sẻ.
Khó bảo tồn
Vẫn theo Chủ tịch Nủ, hiện Suối Giàng còn khoảng 300ha chè cổ, tập trung ở 5/8 thôn của xã Suối Giàng, trong đó Pàng Cáng là thôn có nhiều cây chè cổ nhất. Thôn này có 110 hộ dân thì tất cả đều có chè cho thu hoạch.
Tỉnh Yên Bái đang triển khai 2 đề tài về phát triển bảo tồn chè Suối Giàng, đồng thời có chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích chè hơn 100ha, hiện đã trồng mới được 20ha, 80ha còn lại sẽ trồng xong vào cuối năm 2014.
|
Anh Giàng A Lang ở thôn Giàng B lo lắng: “Nhà có hơn 80 gốc chè, đến mùa chè (từ tháng 6 đến 12) mỗi ngày thu hái ít cũng được 20kg, tính ra một năm thu về gần 100 triệu đồng. Nhưng hiện có gần 10 cây chè cổ thụ đang bị mối ăn sắp chết rồi, cứ tình hình này sau nhiều năm nữa tôi không còn chè thì chết đói mất”.
Những búp trà shan tuyết suối giàng to và mập.
Trao đổi về việc bảo tồn cây chè Suối Giàng, ông Vũ Xuân Hợi – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Yên Bái cho biết: Nhằm bảo tồn và phát triển chè Suối Giàng, Sở đã tham mưu cho tỉnh xây dựng thương hiệu và hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa rồi. Hiện Sở đang đề nghị tỉnh xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Suối Giàng. Để diệt mối bảo tồn chè cổ trên 300 năm tuổi, Sở đã có văn bản chỉ đạo địa phương hướng dẫn đồng bào diệt mối.
Bạn cần 1 bộ pha trà để thưởng thức dòng trà đặc biệt này.
Trong đó, về canh tác bà con phải thường xuyên vệ sinh cho cây chè bằng cách cắt tỉa cành khô, cành chết, quét vôi vào gốc và bón phân hữu cơ, vi sinh để cây chè được trẻ lâu. Đối với các cây chè cổ đã bị mối ăn, bà con cần mua thuốc về phun hoặc diệt bằng cách thủ công là dùng cuốc đào mối lên tìm diệt. “Hiện, Sở chỉ có thể hướng dẫn bà con diệt bằng những cách đó chứ không có cách nào diệt mối tận gốc cả, nên rất khó để bảo tồn cây chè cổ” - ông Hợi khẳng định vậy.
0 comments:
Post a Comment